danh sách bảng mã lỗi xe nâng mitsubishi nhật bản
Để giúp người dùng nhanh chóng nhận diện và khắc phục các mã lỗi của xe nâng Mitsubishi thì việc hiểu rõ bảng mã lỗi xe nâng Mitsubishi là vô cùng quan trọng. Xe Nâng Hiệp Phát cung cấp danh sách mã lỗi chi tiết và hướng dẫn cách khắc phục để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và an toàn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các mã lỗi thường gặp của xe nâng Mitsubishi, giúp bạn dễ dàng xác định và sửa chữa sự cố một cách đạt hiệu quả.
Tổng Hợp Một Số Bảng Mã Lỗi Xe Nâng Mitsubishi
Bảng mã lỗi D xe nâng Mitsubishi
Mã Lỗi |
Thông tin chẩn đoán mã lỗi |
D-01 |
Lỗi cảm biến gia tốc 1 |
D-05 |
Lỗi van giảm áp thường gặp |
D-07 |
Lỗi tín hiệu cảm biến áp suất Rail |
D-09 |
Đầu phun N/V xi lanh 1 |
D-24 |
Tín hiệu lỗi cảm biến vòng quay động cơ |
D-25 |
Tín hiệu động cơ chạy quá mức |
D-29 |
Tín hiệu lỗi cảm biến áp suất hút khí |
D-31 |
Cảnh báo chuyển tiếp khởi động |
D-32 |
Tín hiệu lỗi cảm biến nhiệt độ nước |
D-33 |
Tín hiệu lỗi hệ thống ECM |
Bảng mã lỗi E xe nâng Mitsubishi
Mã Lỗi |
Thông tin chẩn đoán mã lỗi |
E-24 |
Tín hiệu lỗi hệ thống cảm biến gia tốc |
E-25 |
Tín hiệu lỗi cảm biến 02 |
E-26 |
Tín hiệu lỗi sưởi ấm cảm biến 02 |
E-27 |
Tín hiệu lỗi cảm biến POS |
E-28 |
Tín hiệu lỗi cảm biến PHASE |
E-29 |
Hệ thống tự tắt máy tín hiệu báo lỗi kết quả chuẩn đoán |
E-30 |
Cảnh báo hệ thống ECC C/U |
E-31 |
Cảnh báo hệ thống tín hiệu kiểm soát lỗi ga |
E-32 |
Tín hiệu Overheat (bước 1) |
E-33 |
Tín hiệu Overheat (bước 2) |
E-34 |
Cảnh báo hệ thống tín hiệu đánh lửa |
E-35 |
Cảnh báo hệ thống báo hiệu kim phun LPG |
Bảng mã lỗi F xe nâng Mitsubishi
Mã Lỗi |
Thông tin chẩn đoán mã lỗi |
F-01 |
Lỗi kiểm tra độ nhớ |
F-03 |
Lỗi giao tiếp VCM |
F-04 |
Lỗi giao tiếp ECM |
F-05 |
Lỗi giao tiếp DCM |
F-07 |
Lỗi giao tiếp MP |
F-08 |
Lỗi giao tiếp TMS |
F-10 |
Sai số trung bình của đòn bẩy/ cần nâng |
F-11 |
Sai số trung bình của đòn bẩy/ cần gạt nghiên |
F-12 |
Sai số trung bình của đòn bẩy/ cần gạt đính kèm 1 |
F-13 |
Sai số trung bình của đòn bẩy/ cần gạt đính kèm 2 |
F-14 |
Sai só trung bình của đòn bẩy đính kèm 3 |
F-16 |
Lỗi chuyển đổi đòn bẩy |
Bảng mã lỗi S xe nâng Mitsubishi
Mã Lỗi |
Thông tin chẩn đoán mã lỗi |
S-04 |
Tín hiệu cảnh báo liên lạc ECM |
S-07 |
Tín hiệu cảnh báo liên lạc MP |
S-08 |
Tín hiệu cản báo giao tiếp WMS |
S-10 |
Tín hiệu cảnh báo đầu vào APS1 |
S-11 |
Tín hiệu cảnh báo đầu vào APS2 |
S-13 |
Tín hiệu cảnh báo tương quan APS1/APS2 |
Một Số Mã Lỗi Xe Nâng Mitsubishi Nhật Bản Thường Gặp
Xe Nâng Hiệp Phát cung cấp một số mã lỗi thường gặp trên xe nâng Mitsubishi Nhật Bản và cách khắc phục lỗi như sau.
Mã lỗi 1: Lỗi bộ điều khiển
Nguyên nhân: Bộ điều khiển gặp sự cố do cáp kết nối bị lỏng hoặc hỏng. Hỏng phần cứng của bộ điều khiển, nguồn điện không ổn định và phần mềm điều khiển bị lỗi.
Khắc phục: Kiểm tra nguồn điện, kết nối dây cáp và các bộ phận liên quan đến bộ điều khiển. Sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp ắc quy; đảm bảo mức điện áp phù hợp. Nếu cần, thay thế bộ điều khiển.
Sử dụng thiết bị chẩn đoán chuyên dụng để cập nhật phần mềm, đảm bảo tín hiệu từ các cảm biến đến ECU là chính xác.
Mã lỗi 2: Lỗi cảm biến tốc độ
Nguyên nhân: Cảm biến tốc độ bị hỏng và dây cảm biến bị đứt hoặc bộ điều khiển ECU không nhận được tín hiệu, khiến xe nâng không thể điều chỉnh được tốc độ đúng.
Khắc phục: Kiểm tra cảm biến tốc độ, thay thế, kiểm tra và sửa chữa dây dẫn, đảm bảo kết nối đúng và sửa chữa ECU khi bị lỗi..
Mã lỗi 3: Lỗi hệ thống sạc
Nguyên nhân: Hệ thống sạc lỗi do máy phát phát điện bị hỏng, bộ điều chỉnh áp gặp sự cố và dây dẫn kết nối bị hỏng, không cung cấp đủ năng lượng cho pin hoặc ắc quy bị hỏng hoặc yếu.
Khắc phục: Kiểm tra máy phát điện và bộ điều chỉnh điện áp. Sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp đầu ra của máy phát. Kiểm tra toàn bộ dây dẫn, đảm bảo không có vết cắt, đứt hoặc chạm chập. Nếu bộ sạc hoặc pin bị lỗi có thể thay thế.
Mã lỗi 4: Lỗi hệ thống phanh
Nguyên nhân cơ học: Bao gồm má phanh bị mòn hoặc hư hỏng, đĩa phanh bị cong vênh, nứt. Hệ thống dây cáp bị lỏng hoặc đứt rời.
Đối với lỗi do nguyên nhân từ thủy lực như : Thiếu dầu phanh hoặc dầu phanh bị nhiễm bẩn, xi lanh phanh chính hay xi lanh phanh phụ bị rò rỉ.
Hệ thống điện tử như cảm biến phanh bị hỏng và tín hiệu không ổn định, hỏng dây dẫn tín hiệu từ cảm biến đến bộ điều khiển hệ thống phanh.
Khắc phục: Kiểm tra hệ thống phanh và thay thế các bộ phận như má phanh, dầu phanh, hoặc các bộ phận khác. Sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra tình trạng cảm biến phanh bao gồm kiểm tra dây dẫn tín hiệu, sửa chữa hoặc thay thế dây dẫn và cảm biến phanh nếu bị đứt. Kiểm tra hiệu suất phanh sau khi sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Mã lỗi 5: Lỗi động cơ
Những mã lỗi động cơ bao gồm (động cơ quá nhiệt, lỗi cảm biến oxy, áp suất dầu động cơ thấp, lỗi hệ thống nhiên liệu, lỗi ECU động cơ)
Nguyên nhân: Hệ thống làm mát không đạt tiêu chuẩn hoặc bơm nước bị hỏng, két nước rò rỉ. Hệ thống lọc nhiên liệu bị tắc do kim phun bị bẩn hay bơm nhiên liệu không hoạt động và hệ thống điện bị hỏng.
Khắc phục: Kiểm tra động cơ và hệ thống làm mát, hệ thống điện có thể thay thế động cơ nếu cần.
Mã lỗi 6: Lỗi hệ thống tải
Bao gồm hệ thống thủy lực, hệ thống cơ khí và hê thống cảm biến
Nguyên nhân: Thiếu dầu thủy lực hoặc dầu thủy lực bị nhiễm bẩn, xi lanh thủy lực rò rỉ hoặc bị hỏng và bơm thủy lực hoạt động không hiệu quả, van điều khiển thủy lực gặp sự cố.
Xích tải bị lỏng, mòn, hoặc đứt, các chốt khớp và ổ trục bị mòn hoặc hỏng, khung nâng bị biến dạng do va chạm hoặc quá tải.
Lỗi cảm biến tải hoặc tín hiệu không ổn định và lỗi dây dẫn hoặc kết nối trong hệ thống điều khiển.
Khắc phục: Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thủy lực đảm bảo dầu đạt mức tiêu chuẩn, đo áp suất bơm, thay mới nếu bơm không tạo đủ áp suất.
Kiểm tra hệ thống cơ khí: Siết chặt hoặc thay mới xích nếu bị lỏng, mòn hoặc đứt. Bôi trơn chốt khớp và ổ trục định kỳ, thay mới nếu bị mòn hoặc kẹt.
Kiểm tra hệ thống cảm biến và điện tử: Dùng máy chẩn đoán để kiểm tra tín hiệu cảm biến tải, thay thế nếu bị hỏng. Kiểm tra kỹ các dây dẫn và đầu nối, sửa chữa nếu có dấu hiệu đứt.
Mã lỗi 7: Lỗi nguồn điện
Nguyên nhân: Hệ thống điện cung cấp không ổn định hoặc có sự cố về điện áp, do pin hoặc ắc quy hết điện, hệ thống sạc bị lỗi không cung cấp đủ điện áp.
Lỗi bộ điều khiển nguồn do quá nhiệt hoặc hỏng linh kiện, lỗi phần mềm hoặc lập trình bộ điều khiển. Lỗi trong hệ thống động cơ điện gây tiêu thụ nguồn lớn hơn bình thường.
Khắc phục: Kiểm tra nguồn điện và các kết nối điện như bộ sạc và hệ thống sạc, đảm bảo bộ sạc đang hoạt động đúng công suất và phù hợp với ắc quy. Nếu bộ điều khiển bị hỏng hoặc quá nhiệt, cần thay thế hoặc sửa chữa
Mã lỗi 8: Lỗi hệ thống điện áp
Nguyên nhân: Điện áp cung cấp cho xe nâng không ổn định quá cao hoặc thấp so với yêu cầu. Do nguồn điện khổng ổn định có thể do lỗi hệ thống điện, cảm biến điện áp hoặc tín hiệu không ổn định.
Khắc phục: Kiểm tra nguồn cung cấp điện và điều chỉnh lại điện áp, kiểm tra hệ thống dây dẫn và kết nối thay thế bộ điều chỉnh điện áp và biến tần nếu cần.
Mã lỗi 9: Lỗi cảm biến nhiệt độ
Nguyên nhân: Gẫy lỗi cảm biến nhiệt độ khi cảm biến bị mài mòn, dây cảm biến bị đứt hoặc hỏng. Nhiệt độ thực tế vượt ngưỡng, khi Tín hiệu từ cảm biến không ổn định hoặc bị sai lệch.
Khắc phục: Kiểm tra cảm biến nhiệt độ, hệ thống dây dẫn - kết nối và hệ thống làm mát, làm sạch két nước hoặc thay thế. Sử dụng thiết bị chẩn đoán để kiểm tra và cập nhật phần mềm nếu cần
Mã lỗi 10: Lỗi hệ thống điều khiển tốc độ
Nguyên nhân: Lỗi trong hệ thống điều khiển tốc độ do sự cố trong bộ điều khiển hoặc các cảm biến liên quan. Bàn đạp ga bị kẹt, không trả về vị trí ban đầu, van điều khiển tốc độ hoặc hệ thống thủy lực bị lỗi
Khắc phục: Kiểm tra hệ thống điều khiển và cảm biến tốc độ, hệ thống dây dẫn và kết nối. Bảo dưỡng hệ thống thủy lực và vệ sinh các linh kiện
Mã lỗi 11: Lỗi bộ biến tần
Nguyên nhân: Bộ biến tần bị lỗi hoặc không hoạt động đúng chức năng do quá tải hoặc sử dụng sai cách, hỏng linh kiện bên trong, điện áp đầu vào không ổn định. Dây dẫn đầu vào hoặc đầu ra của biến tần bị đứt, chập.
Khắc phục: Đảm bảo điện áp đầu vào ổn định và đúng thông số kỹ thuật của biến tần, vệ sinh bụi bẩn bám trên bộ biến tần, đặc biệt là cánh quạt làm mát và các khe tản nhiệt. Sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra hoạt động của các tụ điện và các linh kiện khác.
Hướng Dẫn Sử Dụng Bảng Điều Khiển Mở Mã Lỗi Xe Nâng Mitsubishi
Bảng điều khiển trên xe nâng Mitsubishi đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và chẩn đoán các mã lỗi của xe. Khi xe nâng gặp sự cố, bảng điều khiển sẽ hiển thị mã lỗi, giúp người sử dụng nhanh chóng nhận diện và xử lý các vấn đề. Xe Nâng Hiệp Phát hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển mở mã lỗi xe nâng Mitsubishi.
- Xác định vị trí của bảng điều khiển: Bảng điều khiển của xe nâng Mitsubishi thường được đặt ở vị trí gần tay lái hoặc ngay trên bảng điều khiển trung tâm của xe. Bảng này hiển thị các thông số hoạt động và cảnh báo lỗi qua màn hình LCD.
- Kiểm tra mã lỗi trên bảng điều khiển: Khi xe nâng gặp sự cố, các mã lỗi sẽ xuất hiện trên bảng điều khiển. Mỗi mã lỗi có thể là một chỉ dẫn về sự cố cụ thể mà xe nâng đang gặp phải. Các mã lỗi này sẽ được hiển thị dưới dạng số hoặc ký tự trên màn hình bảng điều khiển.
- Ghi nhớ mã lỗi: Khi bảng điều khiển hiển thị mã lỗi, hãy ghi lại mã lỗi để tham khảo trong tài liệu hướng dẫn hoặc bảng mã lỗi. Điều này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra sự cố và tìm ra cách khắc phục.
- Sử dụng bảng điều khiển để xóa lỗi: Sau khi sự cố được khắc phục, bảng điều khiển có thể yêu cầu bạn xóa mã lỗi. Để làm điều này, thực hiện các bước sau:
- Tắt động cơ xe nâng: Nhấn giữ nút "Clear" hoặc "Reset" trên bảng điều khiển trong vài giây cho đến khi mã lỗi biến mất khỏi màn hình. Bật lại xe nâng và kiểm tra xem mã lỗi đã được xóa chưa.
- Kiểm tra lại hệ thống: Sau khi mã lỗi được xóa, bạn cần kiểm tra lại các hệ thống của xe nâng để đảm bảo không còn lỗi nào. Nếu mã lỗi vẫn xuất hiện sau khi đã xóa, có thể xe nâng vẫn chưa được sửa chữa hoàn toàn, và cần kiểm tra kỹ hơn.
- Sử dụng hướng dẫn sửa chữa từ mã lỗi: Bảng điều khiển cũng sẽ cung cấp thông tin về các lỗi phổ biến và cách xử lý. Dựa trên mã lỗi đã ghi lại, bạn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng xe nâng Mitsubishi để thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.
- Liên hệ với dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp: Nếu bạn không thể tự xử lý mã lỗi, hoặc mã lỗi vẫn tiếp tục xuất hiện dù đã thử các biện pháp khắc phục, liên hệ với dịch vụ sửa chữa xe nâng Mitsubishi chuyên nghiệp, sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác sự cố và thực hiện sửa chữa hiệu quả.
Cách Xử Lý Khi Gặp Mã Lỗi Trên Xe Nâng Mitsubishi
Sửa mã lỗi xe nâng Mitsubishi tại nhà
Nếu bạn có kiến thức cơ bản về xe nâng và các mã lỗi, một số lỗi có thể được xử lý ngay tại nhà mà không cần phải gọi thợ sửa chữa. Sau đây là các bước để xử lý mã lỗi xe nâng Mitsubishi tại nhà Hiệp Phát giới thiệu để khách hàng tham khảo
- Kiểm tra mã lỗi: Đầu tiên, hãy xác định mã lỗi hiện trên bảng điều khiển của xe nâng. Lưu ý ghi lại mã lỗi này để tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn sửa chữa hoặc tìm kiếm thông tin trên các trang mạng internet.
- Kiểm tra kết nối điện và hệ thống sạc: Kiểm tra các kết nối dây điện, kiểm tra bộ sạc và pin để đảm bảo chúng đang hoạt động bình thường.
- Kiểm tra cảm biến và bộ điều khiển: Các mã lỗi liên quan đến cảm biến hoặc bộ điều khiển có thể do sự cố kết nối hoặc hư hỏng bộ phận. Kiểm tra các cảm biến tốc độ, cảm biến tải và cảm biến nhiệt độ để chắc chắn rằng chúng đang hoạt động tốt
- Đọc lại mã lỗi sau khi khắc phục: Sau khi thực hiện sửa chữa, bạn cần kiểm tra lại mã lỗi trên bảng điều khiển để xem liệu nó đã được xóa hay chưa
- Thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ: Hãy thực hiện bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Gọi đơn vị hỗ trợ sửa chữa mã lỗi xe nâng Mitsubishi
Nếu khách hàng không thể tự xử lý được mã lỗi hoặc không có đủ kiến thức về chuyên môn, thì việc gọi đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp là một lựa chọn an toàn. Xe Nâng Hiệp Phát giới thiệu các bước để gọi đơn vị hỗ trợ khi gặp sự cố trên xe nâng Mitsubishi như sau:
- Tìm kiếm các dịch vụ sửa chữa xe nâng Mitsubishi uy tín và chuyên nghiệp. Để đảm bảo rằng họ có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn và có kinh nghiệm trong việc xử lý các mã lỗi trên xe nâng Mitsubishi.
- Khi liên hệ với đơn vị sửa chữa, cung cấp đầy đủ thông tin về mã lỗi hiển thị trên bảng điều khiển và các dấu hiệu bất thường mà bạn nhận thấy. Điều này sẽ giúp kỹ thuật viên chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị và bộ phận thay thế cần thiết.
- Sau khi đơn vị sửa chữa hoàn tất công việc, hãy yêu cầu kiểm tra lại xe nâng để đảm bảo rằng tất cả các mã lỗi đã được xóa và hệ thống hoạt động bình thường. Đảm bảo rằng bạn được hỗ trợ về bảo hành dịch vụ sửa chữa.
Để tránh tình trạng xe nâng gặp sự cố nhiều lần, hãy yêu cầu đơn vị sửa chữa thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho xe nâng của bạn.
Thông tin liên hệ dịch vụ sửa chữa bảng mã lỗi xe nâng Mitssubishi
- Địa chỉ: 139A đường Trần Quang Diệu, khu phố Tân Phước, Phường Tân Bình, Thành phố Dĩ An, Bình Dương.
- Điện thoại: 0978 716 598 (Mr. Hiệp)
- Email: xenanghiepphat@gmail.com
- Website: https://xenanghiepphat.com/
- Fanpage fb: facebook.com/suachuaxenanghiepphat
Mỗi mã lỗi của xe nâng Mitsubishi là công cụ rất hữu ích trong việc chẩn đoán và xử lý các sự cố. Các mã lỗi này giúp người sử dụng dễ dàng xác định các vấn đề mà xe nâng gặp phải, từ đó thực hiện các biện pháp sửa chữa hoặc bảo dưỡng phù hợp. Việc hiểu rõ các mã lỗi và cách thức xử lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả vận hành và kéo dài tuổi thọ của xe nâng Mitsubishi.
Tuy nhiên, nếu các lỗi phức tạp hoặc không thể tự khắc phục, việc gọi đến các đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp là lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất.
Để đảm bảo xe nâng Mitsubishi luôn hoạt động ổn định, người sử dụng cần chú trọng vào việc bảo dưỡng định kỳ và xử lý nhanh chóng các mã lỗi khi chúng xuất hiện.
Xem thêm bài viết liên quan: Mã lỗi xe nâng điện Hyundai