Cách sửa xe nâng điện các lỗi thường gặp

Trang chủ Hướng Dẫn Cách sửa xe nâng điện các lỗi thường gặp

Xe nâng điện là một loại xe nâng hàng phổ biến trong các xưởng công nghiệp, kho bãi hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có rất nhiều nguyên nhân khiến xe nâng hoạt động không trơn tru, dẫn đến quá trình kinh doanh bị trì trệ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê những vấn đề thường gặp cũng như cách sửa xe nâng điện.

cach-sua-xe-nang-dien-1

Tổng Quan Về Xe Nâng Điện

Xe nâng điện là thiết bị cơ giới, chạy bằng động cơ điện sử dụng bình ắc quy làm nguồn cung cấp năng lượng, được sử dụng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa trên một khoảng xa. Người vận hành có thể nâng hàng hóa nặng tới 2500kg lên đến độ cao 6m. 

Có 2 dòng xe nâng điện phổ biến hiện nay là xe nâng điện tự động và xe nâng điện bán tự động. Chúng ta dễ dàng bắt gặp xe nâng điện trong các kho bãi, sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu hay ở siêu thị trong những hoạt động bốc xếp hàng hóa lên kệ.

Sử dụng xe nâng điện đem đến nhiều lợi ích như:

  • Tiết kiệm điện năng, chi phí: Vì sử dụng ắc quy để vận hành nên sẽ tiết kiệm tối ưu khoản chi phí so với các loại xe nâng sử dụng dầu diesel, xăng, gas,...
  • Dễ vận hành: Sử dụng xe nâng điện cực kỳ đơn giản, bên cạnh đó quá trình bảo dưỡng cũng không quá phức tạp.
  • Tuổi thọ sử dụng cao: Sử dụng chất liệu, linh kiện cao cấp nên hầu hết tuổi thọ xe nâng điện có thể lên đến hàng chục năm nếu được vận hành và bảo dưỡng đúng cách.
  • Không gây ồn ào: Xe vận hành êm ái, không có nhiều tiếng ồn nên sẽ không gây khó chịu đến người sử dụng, đặc biệt trong những kho bãi kín. 
  • Bảo vệ môi trường: Xe không xả khói ra môi trường nên đảm bảo được rằng không ảnh hưởng đến sức khỏe người vận hành cũng như môi trường xung quanh.

cach-sua-xe-nang-dien-2

Cấu tạo cơ bản của một chiếc xe nâng điện bao gồm:

  • Khung nâng: Chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ khung xe, càng nâng. Bên cạnh đó là chứa bình nhiên liệu, giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận hành.
  • Giá nâng: Được làm bằng thép dày và vòng bi, giúp nâng hạ hàng hóa một cách ổn định và chính xác.
  • Càng nâng: Nơi đặt hàng hóa, được thiết kế theo hình chữ L. Khi piston di chuyển lên, nó sẽ kéo theo sự di chuyển của càng nâng.
  • Đối trọng: Giúp xe giữ thăng bằng khi nâng hạ và di chuyển hàng hóa.
  • Động cơ điện: Hệ thống motor khép kín, giúp xe nâng điện có thể vận hành được. Động cơ điện giúp chuyển đổi năng lượng điện thành động năng để vận hành xe.
  • Hệ thống điều khiển: Giúp kết nối người vận hành và bộ máy của xe. Hệ thống này hoạt động thông qua cảm biến từ và các bo mạch điều khiển trong xe.
  • Bo mạch điều khiển: Chứa các con chip điện từ, giúp điều khiển và bắt tín hiệu từ người vận hành tới các bộ phận nâng hạ.
  • Hệ thống bánh: Gồm bánh tải và bánh lái, làm từ các loại chất liệu khác nhau, như nhựa, PU hay cao su. Tùy model mà sẽ có kích thước bánh xe khác nhau, đảm bảo hoạt động di chuyển của xe trong các không gian khác nhau.

Những Vấn Đề Thường Gặp Trên Xe Nâng Điện Và Cách Xử Lý

Xe nâng điện không khởi động

Kiểm Tra Pin

Phần lớn nguyên nhân khiến xe nâng điện không khởi động đến từ sự hư hỏng của bình ắc quy - nguồn cung cấp điện chủ yếu của xe nâng điện. Hãy kiểm tra điện đã được sạc đầy hay chưa, nếu chưa có thể nạp điện từ 6-8 tiếng, sau đó khởi động lại. Kiểm tra cả các chức năng phụ của xe nâng như phanh, còi, đèn cùng các bộ phận khác ngoài động cơ, nếu chúng không hoạt động nghĩa là ắc quy đã bị hỏng và cần thay mới.

cach-sua-xe-nang-dien-3

Bạn cũng có thể kiểm tra các mối nối giữa pin và xe nâng, các thiết bị điện khác, đảm bảo các mối nối chặt chẽ, không bị oxi hóa hay ăn mòn. Bên cạnh đó là kiểm tra các dây dẫn xem có bị đứt hay không, quan sát bề mặt pin có các dấu hiệu sunfat hóa không. Nếu bề mặt cực pin có lớp bột trắng hoặc xám thì pin đã bị sunfat hóa. Trong trường hợp đã sạc pin, làm sạch mà vẫn không khởi động được thì lúc này pin đã hư hỏng nặng và cần thay mới.

| Xem thêm: Sửa chữa, phục hồi ắc quy xe nâng điện nhanh chóng

Kiểm Tra Mạch Điện

Xe nâng điện không khởi động có thể là do các cầu chì, dây dẫn đã bị đứt. Lúc này cần sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện áp tại các điểm khác nhau trong mạch điện để xác định các vị trí mất điện. Nếu kim đồng hồ không nhúc nhích hoặc chỉ số rất lớn nghĩa là cầu chì đã bị đứt. Lưu ý ngắt nguồn điện và sử dụng dụng cụ bảo hộ trong suốt quá trình kiểm tra. 

Kiểm Tra Motor

Nếu không phải do pin và mạch điện thì bạn cần kiểm tra lại động cơ của xe nâng điện. Cần kiểm tra liệu vỏ động cơ có bị móp méo hay biến dạng gì không, ngắt kết nối và sử dụng đồng hồ vạn năng để đo giá trị điện trở, giá trị quá lớn hoặc vô cùng thì quấn dây bị đứt, giá trị quá nhỏ thì có thể là do đoản mạch. 

cach-sua-xe-nang-dien-4

Hãy cảm nhận bằng tay có hơi nóng quá nhiều từ động cơ không, nếu quá nóng thì do tải lớn hoặc bộ phận làm mát đã hỏng. Khi vận hành mà nghe tiếng động cơ quá ồn, tiếng ồn bất thường thì đây chính là dấu hiệu của bạc đạn bị hỏng hoặc roto lệch tâm. Với các vấn đề kể trên, giải pháp tối ưu chính là sửa chữa động cơ, thay thế các bộ phận bị hỏng.

Xe Nâng Không Chạy

Kiểm Tra Hệ Thống Phanh

Nếu xe nâng không chạy thì có thể do hệ thống phanh xe có vấn đề, cần kiểm tra chi tiết để đưa ra giải pháp trong từng trường hợp:

  • Kiểm tra hao mòn má phanh: Quan sát bề mặt má phanh, nếu bị mòn quá mức thì cần thay thế.
  • Kiểm tra mức chất lỏng phanh trong bình chứa: Nếu quá thấp, thì bạn hãy bổ sung.
  • Kiểm tra đường ống cũng như ống dẫn có bị rò rỉ dầu phanh không, nếu có thì cần thay thế đoạn ống bị hỏng.
  • Trong trường hợp hệ thống phanh bị mềm hoặc không đều, bạn cần xả khí hệ thống thủy lực.

cach-sua-xe-nang-dien-5

Kiểm Tra Bánh Xe

  • Kiểm tra áp suất lốp: Lốp xe nâng cần được bơm căng vừa phải, không bị mòn, đảm bảo ma sát và vận hành an toàn. Cần đảm bảo áp suất lốp đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu lốp mòn thì cần thay lốp mới.
  • Kiểm tra độ thẳng của bánh xe: Kiểm tra bánh xe có bị cong vênh hoặc bị lệch trục không. Nếu có hãy cân chỉnh lại.
  • Kiểm tra các bu lông và ốc vít: Đảm bảo là chúng đã được cố định, nếu lỏng thì cần siết chặt lại.

cach-sua-xe-nang-dien-6

Kiểm Tra Hệ Thống Điều Khiển

  • Kiểm tra cần điều khiển: Đảm bảo cần điều khiển được kết nối chắc chắn với các dây dẫn và các bộ phận khác, thử di chuyển cần điều khiển qua lại xem có bị kẹt, cứng hay hoạt động không trơn tru hay không. Đảm bảo các nút bấm không bị hỏng, kẹt hoặc tiếp xúc kém.
  • Kiểm tra công tắc điều khiển: Đảm bảo công tắc được kích hoạt đầy đủ.
  • Kiểm tra cảm biến: Kiểm tra các cảm biến như cảm biến tốc độ, cảm biến vị trí xem có hoạt động bình thường không.
  • Kiểm tra dây dẫn: Quan sát bằng mắt thường xem có bị đứt, hở hay chập mạch gì không.
  • Sử dụng đồng hồ vạn năng để đảm bảo các dây dẫn không bị đứt hoặc đoản mạch.

cach-sua-xe-nang-dien-7

Xe Nâng Bị Rò Rỉ Dầu

Xác Định Vị Trí Rò Rỉ

Để xác định nguồn rò rỉ dầu trên xe nâng bạn cần kiểm tra mức dầu và các điểm nối. Nếu mức dầu bị giảm đột ngột thì có thể đây là dấu hiệu của rò rỉ. Quan sát điểm nối, đầu nối xem có bị dầu chảy hoặc có vết ẩm xung quanh hay không. Bên cạnh đó là tìm kiếm dấu hiệu rò rỉ dầu từu các phớt và gioăng trên hộp. Việc xác định vị trí chính xác sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiệu quả.

cach-sua-xe-nang-dien-8

Sửa Chữa Rò Rỉ

Rò rỉ dầu xe nâng thường do phớt mòn, ống dẫn bị nứt, khớp nối lỏng,... Sau khi xác định được nơi rò rỉ hãy ngừng hệ thống thủy lực, giảm áp lực bằng cách tháo ống kết nối hoặc sử dụng công cụ giảm áp lực.

Nếu rò rỉ từ phớt hay bộ dẫn thì cần phải thay thế. Đảm bảo lựa chọn linh kiện chất lượng cao để đảm bảo sự an toàn và đảm bảo trong tương lai. Trong trường hợp giải quyết tạm thời thì có thể sử dụng các chất trám kín rò rỉ. Tiếp đó hãy siết chặt các khớp nối. Sau khi sửa chữa, hãy kiểm tra lại mọi bộ phận, thử nghiệm hệ thống để đảm bảo không còn rò rỉ và mọi thứ hoạt động trơn tru.

Xe Nâng Không Nâng Hàng

Kiểm Tra Hệ Thống Nâng

Hãy kiểm tra các bộ phận: xi lanh thủy lực, bơm, van,... các bộ phận đang hoạt động bình thường hay có vấn đề. Nếu phát hiện bộ phận nào hỏng, hãy thay ngay lập tức.

  • Xi lanh thủy lực: kiểm tra rò rỉ, kiểm tra piston có bị kẹt hay bị mòn không, kiểm tra gioăng làm kín có bị hỏng không.
  • Bơm thủy lực: Nếu nghe tiếng ồn bất thường hãy kiểm tra áp suất dầu ra của bơm cũng nhiệt độ của bơm thủy lực.
  • Van điều khiển: Đảm bảo rằng van điều khiển hoạt động mượt mà và không bị rò rỉ dầu.
  • Các đường ống: Kiểm tra rò rỉ và tắc nghẽn ở hệ thống các đường ống.

cach-sua-xe-nang-dien-9

Kiểm Tra Cần Nâng

Cần nâng có thể gặp các vấn đề như:

  • Bị biến dạng: Kiểm tra xem có nứt hoặc biến dạng nào không. Nếu có thì cần sửa chữa hoặc thay thế để đảm bảo hiệu suất hoạt động xe nâng.
  • Hao mòn: Kiểm tra tình trạng của các bộ phận cơ khí, các mối hàn có bị rạn nứt không. Tiến hành hàn những mối nối bị nứt.
  • Kiểm tra trục: Kiểm tra trục nâng xem có bị mòn hoặc gãy không. Thay thế trục mới nếu cần.

Ngoài ra, cần nâng gặp vấn đề có thể do thiếu dầu, đường ống bị kẹt hoặc hệ thống điện trục trặc. Cần kiểm tra kỹ các chi tiết để đảm bảo hoạt động của xe nâng điện.

Kiểm Tra Van Điều Khiển

Van điều khiển là một phần quan trọng trong hệ thống nâng. Hãy kiểm tra các vấn đề sau:

  • Hoạt động đúng cách: Đảm bảo van điều khiển mở và đóng một cách linh hoạt.
  • Rò rỉ: Kiểm tra xung quanh van để phát hiện dầu rò rỉ.

Sử dụng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa thường xuyên, nếu van điều khiển không hoạt động thì cần điều chỉnh hoặc thay thế khi cần thiết.

Các Lưu Ý Khi Sửa Chữa Xe Nâng Điện

An Toàn Là Quan Trọng Nhất

Điều quan trọng khi sửa chữa xe nâng điện chính là độ an toàn. Thông thường chỉ có kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm mới đủ trình độ để thực hiện. Dịch vụ từ các kỹ thuật viên không được đào tạo chuyên nghiệp có thể đem đến những thiệt hại về an toàn lẫn chi phí.

Trong quá trình sửa chữa xe nâng điện, cần lưu ý mang đồ bảo hộ cá nhân, tấm che mặt, kính bảo hộ, găng tay cùng giày dép phù hợp. Chú ý khi thực hiện những công đoạn như xử lý axit chì, thiết bị sạc ắc quy hoặc thay bồn chứa LPG thì phải cực kỳ cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bản thân.

cach-sua-xe-nang-dien-10

Sử Dụng Dụng Cụ Phù Hợp

Việc sử dụng đúng dụng cụ là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo quá trình sửa chữa xe nâng điện diễn ra an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao.

Tầm quan trọng của việc sử dụng dụng cụ phù hợp:

  • Đảm bảo an toàn: Giảm thiểu được rủi ro tai nạn lao động, bảo vệ người sửa chữa và các thiết bị xung quanh.
  • Tăng hiệu quả làm việc: Giúp công việc được thực hiện nhanh chóng, chính xác và ít tốn sức hơn.
  • Bảo vệ máy móc: Sử dụng đúng dụng cụ giúp tránh làm hư hỏng các bộ phận của xe nâng, kéo dài tuổi thọ của máy.

Mọi người có thể trang bị bộ dụng cụ cơ bản cho việc sửa chữa xe nâng điện, bao gồm:

  • Tua vít: Các loại khác nhau từ dạng dẹp, chữ thập đến dạng đầu bi, lưu ý mua nhiều kích cỡ để tương thích với các loại ốc vít.
  • Cờ lê: Loại mở miệng, khẩu, siết lực để siết chặt bulong, ốc vít.
  • Đồng hồ vạn năng: Sử dụng để đo điện áp, dòng điện, điện trở.
  • Kìm
  • Búa
  • Khóa lỗ
  • Kìm tuốt dây, kìm bấm cos
  • Đèn pin

Tìm Kiếm Sự Giúp Đỡ Từ Chuyên Gia

Sửa chữa xe nâng điện là một công việc đòi hỏi sự chuyên môn và kinh nghiệm cao. Nếu bạn không tự tin vào khả năng của mình hoặc gặp phải những vấn đề phức tạp, tốt hơn hết hãy liên hệ với các đơn vị sửa chữa, kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Bởi họ đều là những người được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức liên quan. Nhờ vậy mà bạn cũng đỡ được khá nhiều thời gian mày mò, tìm hiểu, đảm bảo được an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

cach-sua-xe-nang-dien-11

Xe Nâng Hiệp Phát - Đơn vị sửa chữa xe nâng điện uy tín

Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa xe nâng điện, Xe Nâng Hiệp Phát tự tin là địa chỉ tin cậy mà mọi người có thể lựa chọn khi gặp vấn đề với xe nâng của mình. Hiệp Phát cam kết mang đến dịch vụ sửa chữa chất lượng cao, đáp ứng kỳ vọng của quý khách hàng.

Điểm nổi trội của Xe Nâng Hiệp Phát:

  • Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, có khả năng xử lý mọi sự cố về xe nâng, từ đơn giản đến phức tạp.
  • Trang thiết bị hiện đại: Hiệp Phát đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, giúp quá trình sửa chữa diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Phụ tùng chính hãng: Tất cả các linh kiện thay thế đều là hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng và độ bền cao.
  • Hỗ trợ 24/7: Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kể cả ngoài giờ hành chính.
  • Giá cả cạnh tranh: Cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý, cạnh tranh trên thị trường.
  • Bảo hành uy tín: Chế độ bảo hành dài hạn cho các dịch vụ sửa chữa.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:

  • Địa chỉ: 139A đường Trần Quang Diệu, khu phố Tân Phước, Phường Tân Bình, Thành phố Dĩ An, Bình Dương.
  • Điện thoại: 0978 716 598 (Mr. Hiệp)
  • Email: xenanghiepphat@gmail.com
  • Website: xenanghiepphat.com
  • Fanpage fb: facebook.com/suachuaxenanghiepphat

Xe Nâng Hiệp Phát cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ sửa xe nâng điện uy tín, chuyên nghiệp với chi phí hợp lý nhất. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi!

|Tham khảo thêm: Dịch vụ sửa chữa xe nâng tay tại TPHCM

Bài viết liên quan

Xe nâng dùng bao lâu thì bảo trì một lần

Xe nâng là một thiết bị đực dùng rất rộng rãi và được hỗ trợ tối đa trong nhiều công việc sau một thời gian sử dụng thì xe nâng gặp một số vấn đề ảnh hưởng tới công suất,  vì vậy cần phải bảo trì máy móc và phụ tùng xe nâng để xe có thể hoạt động hiệu quả và ổn định.

Tự sửa xe nâng tại nhà có được không?

Xe nâng là loại xe sử dụng nhiều nhất bởi nó có giá thành rẻ nhưng đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trong việc nâng hạ hàng hóa. Hãy cùng với Công ty TNHH xe nâng Hiệp Phát tìm cách khắc phục tự sửa xe nâng ngay tại nhà.

Lỗi hư hỏng và cách khắc phục ở xe nâng hàng

Sau một thời gian sử dụng hay cho thuê xe nâng hàng mặc dù được bảo dưỡng đúng cách chiếc xe nâng hàng nào cũng có thể gặp phải các lỗi hư hỏng do các yếu tố khách quan hoặc do vận hành sai cách

Các thương hiệu xe nâng nổi tiếng

Xe nâng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Dòng xe nâng đến từ những thương hiệu nổi tiếng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, ứng dụng các tính năng tiên tiến luôn là sản phẩm mà khiến nhiều khách hàng tìm kiếm. Trong bài viết hôm nay, Công ty TNHH xe nâng Hiệp Phát sẽ giới thiệu đến các bạn top các thương hiệu xe nâng nổi tiếng được đánh giá tốt nhất.

Nên mua xe nâng của hãng xe nâng nào?

Bạn đang muốn mua xe nâng hàng. Trên thị trường có rất nhiều chủng loại xe nâng: Xe nâng Nhật, xe nâng Trung Quốc, xe nâng Đức. Vậy lựa chọn loại xe nâng nào để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Sửa chữa, phục hồi bình ắc quy xe nâng điện

Tìm hiểu về cách sửa chữa, phục hồi bình ắc quy xe nâng điện chi tiết và đơn vị cung cấp dịch vụ này chuyên nghiệp, nhanh chóng.